chi phí lắp đặt phòng xông hơi gia đình hết bao nhiều tiền ? là thắc mắc của hầu hết gia đình khi có ý định lắp đặt phòng xông hơi tại nhà.
Chi phí lắp đặt phòng xông hơi khô và ướt đều khá linh hoạt, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Cụ thể như thế nào, những chia sẻ ở bài viết dưới sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về nhận định này.
Nên lắp đặt phòng xông hơi ướt hay phòng xông hơi khô?
Đối với phân khúc phòng xông hơi dành cho hộ gia đình, phòng xông hơi ướt và khô là 2 mô hình được ưa chuộng nhất. Điểm chung của cả 2 đều là hình thức giúp cơ thể tự điều tiết thân nhiệt, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điểm khác biệt là mỗi phòng sẽ có cơ chế tạo nhiệt riêng.
Phòng xông hơi khô làm nóng bằng nhiệt khô từ máy xông hơi, sử dụng đá sauna đặt trên các thanh trở rải khắp phòng để lan tỏa nhiệt. Để tăng độ ẩm cho phòng, trong quá trình xông người xông sẽ dùng gáo nước múc nước tưới lên mặt đá. Ưu điểm của phòng sauna là kích thích tuyến mồ hôi tốt, khả năng thải độc cao, thời gian xông dài, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khác với phòng xông hơi khô, phòng xông hơi ướt làm nóng từ hơi nước. Thiết bị tạo hơi sẽ chuyển hơi qua ống nhiệt rồi đẩy vào phòng. Do đó so với phòng xông hơi khô thì phòng xông hơi ướt có độ ẩm đến 100%, điều này cũng đồng nghĩa thời gian xông thường ngắn hơn.
Lựa chọn phòng xông hơi ướt hay khô tùy theo sở thích, nhu cầu của mỗi gia đình. Chẳng hạn nếu bạn thích xông hơi dài, lâu thì ưu tiên xông hơi khô, xông hơi ướt thích hợp cho những ai có vấn đề về sức khỏe hô hấp. Xét ở góc độ chi phí, lắp đặt phòng xông hơi khô thường có giá thành cao hơn.
Dự trù chi phí lắp đặt phòng xông hơi khô và ướt cho hộ gia đình
Hiện nay để sở hữu một phòng xông hơi nguyên chiếc nhập khẩu, bạn sẽ phải bỏ ra từ 65-200 triệu đồng, tuỳ thương hiệu, model, kiểu dáng và kích thước. Với mức giá này thường sẽ phù hợp với các resort và spa cao cấp. Đối với phần đông các hộ gia đình và các spa vừa nhỏ, lắp đặt phòng xông hơi theo yêu cầu là lựa chọn đáp ứng tốt nhu cầu vừa giúp tối ưu chi phí hơn rất nhiều.
Khi lắp đặt theo yêu cầu, giá thành phòng xông hơi sẽ linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu và sự lựa chọn của mỗi gia đình. Hay nói cách khác, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và mức tài chính của mỗi gia đình sẽ có lựa chọn phòng xông hơi phù hợp.
Dưới đây là thành phần chủ yếu của một phòng xông hơi cơ bản. Để dự trù chi phí chính xác hơn, chúng ta sẽ phân tích chi phí của từng thành phần.
-
Chi phí máy xông hơi
Máy xông hơi là thiết bị tạo nhiệt, trong đó phòng xông hơi khô sẽ dùng máy xông hơi tạo nhiệt khô, phòng xông hơi ướt sẽ dùng máy xông hơi tạo hơi nước. Giá thành máy xông hơi vô cùng đa dạng, tùy hãng, tuỳ công suất…
Chẳng hạn với máy xông hơi của hãng Amazon dao động từ 6-15 triệu đồng, máy từ thương hiệu Coast dao động từ 8-9 triệu, máy của hãng Sawa chỉ từ 5-7 triệu. Ngoài ra còn có phân khúc cao cấp như Harvia sẽ dao động từ 22-24 triệu đồng.
-
Chi phí cho khung dựng phòng xông hơi
Khung dựng phòng xông hơi ướt phần lớn là dùng kính cường lực. Đối với phòng xông hơi khô thường dùng gỗ, hoặc có thể kết hợp cửa làm bằng kính để tăng tính thẩm mỹ cũng như giảm chi phí.
Về gỗ, có nhiều loại gỗ dùng trong phòng xông hơi đi kèm với các mức giá thành khác nhau để bạn lựa chọn. Trong đó, gỗ thông phổ biến nhất vì khả năng giữ nhiệt ổn định, tránh thất thoát nhiệt ra ngoài, mùi thơm, giá thành cũng mềm hơn các loại gỗ như sồi, tuyết tùng, óc chó…
Gỗ nhập khẩu thường có giá cao hơn gỗ trong nước. Cụ thể gỗ thông Mỹ, Phần Lan sẽ dao động khoảng 800.000đ/m2 – 1000.000đ/m2trong khi đó gỗ thông trong nước giá thành dao động từ 1,5 – 5 triệu đồng/m3.
Đối với kính cường lực, trung bình kính có độ dày 8-10mm giá dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng/m2. Các mặt hàng kính cao cấp thường có giá thành cao hơn. Đối với phòng xông hơi ướt, bạn có thể ốp gạch thay vì dùng kính cường lực để tối ưu chi phí.
-
Chi phí cho phụ kiện lắp đặt
Ngoài máy xông hơi và vật tư, vật liệu cho khung dựng thì để hoàn thành một phòng xông hơi hoàn chỉnh bạn cần trang bị thêm các phụ kiện. Thông thường giá thành phụ kiện sẽ đi theo gói từ nhà cung cấp. Hoặc bạn có thể mua lẻ chúng tùy theo nhu cầu. Cụ thể giá thành các phụ kiện cơ bản của phòng xông hơi gồm:
- Đá xông sauna (xông hơi khô) khoảng 400.000 – 500.000 đồng/hộp.
- Đồng hồ cát từ 100.000 – 150.000 đồng/cái.
- Âm kế, nhiệt kế từ 250.000 – 300.000 đồng/bộ
- Đèn phòng: 250.000 – 300.000 đồng/cái
- Ghế xông: 600.000 đồng/cái
- Tinh dầu xông
Lưu ý chi phí trên chưa bao gồm chi phí thiết kế (nếu có), chi phí lắp đặt hoàn thiện. Ước lượng chi phí gói lắp đặt dao động từ 2-3 triệu đồng, tuỳ theo đơn vị.
Như vậy, có thể thấy, chi phí lắp đặt phòng xông hơi khô hay phòng xông hơi ướt đều khá linh hoạt, tùy theo nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính của mỗi gia đình sẽ có sự lựa chọn các thành phần cấu thành phòng xông hơi với mức giá thành phù hợp. Trung bình con số này sẽ dao động trong khoảng từ 20-100 triệu đồng.
3 bước dự trù chi phí lắp đặt phòng xông hơi chính xác
Nếu muốn chi tiết hơn về số tiền cần bỏ ra để lắp đặt phòng xông hơi cho gia đình mình, bạn có thể áp dụng 3 bước sau:
Bước 1: Tính toán diện tích phòng phù hợp với nhu cầu
Đây là bước cực kỳ quan trọng. Diện tích phòng sẽ tương ứng với nhu cầu, số người sử dụng phòng xông hơi. Tránh xây phòng lớn lãng phí, phòng hẹp lại không đủ sử dụng.
Ví dụ: Nếu gia đình bạn 5-6 người nhưng trong đó chỉ có 3-4 người có nhu cầu sử dụng phòng xông hơi thì kích thước phòng xông hơi khô tiêu chuẩn nên lựa chọn dành cho 3-4 người (rộng x dài x cao) là 1,4m x 1,5m x 2m hoặc 1,5m x 1,7m x 2,1m.
Bước 2: Lựa chọn máy xông hơi có công suất phù hợp
Máy xông hơi là yếu tố quyết định khả năng vận hành ổn định của phòng xông hơi. Công suất máy phụ thuộc vào số người dùng và tần suất sử dụng. Ví dụ phòng xông hơi cho 2-3 người nên sử dụng máy có công suất 6kW, phòng cho 4-5 người nên dùng máy có công suất 9kW.
Dựa vào kích thước phòng, số người sử dụng để lựa chọn công suất máy phù hợp. Bên cạnh đó bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn máy xông hơi từ các thương hiệu uy tín, bảo hành rõ ràng.
Bước 3: Lựa chọn vật liệu lắp đặt
Phòng xông hơi là công trình có giá trị không nhỏ, sử dụng lâu dài. Do đó bạn nên ưu tiên lựa chọn vật liệu, thiết bị, máy móc có chất lượng ổn trong khả năng tài chính. Tránh chọn vật liệu giá rẻ, dễ hư hỏng, tiềm ẩn nhiều rủi ro an toàn.
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, bạn sẽ ước chừng được số tiền mình cần bỏ ra để lắp đặt một phòng xông hơi phù hợp cho gia đình mình.
Để nhanh chóng và chính xác hơn, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 723 289 để được tư vấn chi phí lắp đặt phòng xông hơi chi tiết phù hợp nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính của gia đình mình.
>>> Tham khảo: Phòng xông hơi gia đình – #Báo giá tại xưởng, lắp đặt trọn gói