Bạn muốn tự thiết kế, tự đóng, tự làm phòng xông hơi khô tại nhà nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung được các bước cơ bản cần làm để sở hữu một phòng xông hơi khô đúng tiêu chuẩn, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà.
Bước 1: Tiến hành khảo sát trước khi làm phòng xông hơi tại nhà
Muốn làm phòng xông hơi khô tại nhà thì vị trí lắp đặt, mặt bằng thi công cực kỳ quan trọng. Đầu tiên để đảm bảo an toàn và riêng tư thì phòng xông hơi nên được đặt ở nơi ít người qua lại, tránh xa các khu vực chứa chất nổ. Điểm nữa bạn cũng cần tính toán, phòng xông hơi khô thường làm bằng gỗ thông, do đó vị trí lắp đặt cần thoáng đãng, tránh quá ẩm ướt dễ khiến gỗ hư hỏng.
Khi lựa chọn vị trí, bên cạnh yếu tố thuận lợi, bạn cũng cần tính toán diện tích mặt bằng. Cụ thể với từng ấy diện tích có thể lắp đặt phòng xông hơi cho bao nhiêu người sử dụng? Đây là bước khá quan trọng, nhất là với các gia đình có nhiều người. Tránh phòng nhỏ dễ gây bất tiện khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo diện tích phòng xông hơi thông dụng sau:
- Nếu lắp phòng xông hơi cho một người, kích thước sẽ rơi vào khoảng 1.2 x 0.9 x 2 m.
- Nếu lắp phòng xông hơi dành cho 2 đến 3 người, kích thước sẽ rơi vào khoảng 1.8 x 1.2 x 2 m.
- Nếu lắp phòng xông hơi dành cho 4 đến 5 người, kích thước sẽ rơi vào khoảng 2 x 2.2 x 2 m hoặc 1.5 x 3 x 2 m.
- Nếu lắp đặt phòng xông hơi tập thể thì phòng cần có kích thước lớn.
Có thể thấy, trước khi xây dựng phòng xông khơi, khảo sát là bước đóng vai trò quan trọng. Không chỉ đảm bảo an toàn và hiệu năng, việc khảo sát vị trí, mặt bằng kỹ lưỡng cũng sẽ giúp bạn tính toán được chính xác đường dây điện, ống hơi, ống xả cặn âm tường… để khi lắp đặt thuận tiện và dễ dàng hơn, đồng thời tránh được các sai sót khó khắc phục, phát sinh chi phí về sau.
Bước 2: Dự trù kinh phí xây phòng xông hơi khô tại nhà
Sau khi khảo sát, bước thứ 2 bạn cần làm là dự trù tổng kinh phí, từ đó tính toán lựa chọn loại máy xông hơi và vật liệu tối ưu nhất nếu muốn tiết kiệm chi phí.
Kinh phí làm phòng xông hơi khô tại nhà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó gồm 3 yếu tố chính là diện tích phòng, vật liệu sử dụng và loại máy xông hơi lựa chọn.
- Diện tích phòng càng lớn thường số tiền xây dựng sẽ càng cao. Do đó bạn cần tính toán diện tích phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng để tối ưu chi phí.
- Máy xông hơi: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng máy xông hơi khô với các mức giá khác nhau. Bạn cần dựa vào kích thước phòng để tính toán máy công suất phù hợp cũng như thương hiệu máy uy tín như Amazon sauna, Coasts, Harvia, Steam Sauna…. Nếu bạn không phải là một chuyên gia am hiểu về máy thì nên tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm hoặc các đơn vị cung cấp.
- Vật liệu: Vật liệu chính của phòng xông hơi khô thường là gỗ. Phổ biến nhất là gỗ thông nhập khẩu, loại gỗ có đặc tính dẻo dai, bản to, chịu nhiệt tốt, ít cong vênh, sử dụng được bền, ít mối mọt. giá gỗ thông. Đồng thời gỗ thông có mùi nhẹ nhàng khi xông tạo cảm giác dễ chịu. Về chi phí, thường các dòng gỗ thông nhập khẩu thường cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn, bạn cần tính toán để có lựa chọn phù hợp.
Trung bình kinh phí sẽ dao động từ 30-40 triệu dành cho một phòng xông hơi thường. Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, mức phí này sẽ chênh lệch khác nhau. Ngoài các chi phí chính, bạn cũng cần dự trù một khoản cho các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng phòng xông hơi khô tại nhà.
Bước 3: Chuẩn bị vật tư làm phòng xông hơi khô tại nhà
Để lắp đặt phòng xông hơi khô, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, vật tư và thiết bị trước khi thi công, bao gồm:
- Xương gỗ thông sấy khô
- Vách gỗ
- Trần phòng
- Sàn
- Khung bao máy và bao đèn bằng gỗ thông
- Máy xông hơi khô
- Phụ kiện phòng xông hơi khô gồm: đèn đá sauna, nhiệt kế, đồng hồ cát đo thời gian, đồng hồ đo độ ẩm, xô gáo…
- Các thiết bị dụng cụ lắp phòng như cưa, máy khoan, búa, đinh…
Bước 4: Tiến hành lắp đặt
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, bạn tiến hành lắp đặt. Thường thì các gỗ thông có rảnh kết nối các miếng nên việc lắp đặt không quá khó, nhưng bạn cần nắm được quy trình để tránh sai sót. Đầu tiên bạn cần dựng khung xương phòng theo kích thước, mẫu phòng thiết kế. Khung phòng cần được dựng chắc chắn, cố định để lắp cá vách gỗ, tránh bị đổ. Tiếp đó là dựng các vách gỗ, trần, ghế, cửa và khung bao máy.
Sau đó bạn bắn trần phòng, thực hiện từ vách trả ra lần lượt từng mối nối, với mặt sàn cũng tương tự. Sau khi lắp hoàn chỉnh vách, ghế, khung và các phụ kiện, bạn tiến hành lắp cửa. Đối với cửa bạn có thể chọn cửa thông hoặc kính cường lực tùy theo nhu cầu.
Một số lưu ý khi lắp bạn cần nắm:
- Máy xông hơi cần lắp ở góc phòng, tránh đặt nơi chiếm nhiều diện tích. Đặc biệt nên lắp gần bục ngồi xông để dễ tưới nước lên. Cần bao khung xung quanh máy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Đồng hồ cát, đèn sauna cần lắp chiều đối ngược với máy xông để tránh máy chạy sai, đặc biệt là hạn chế nhiệt trực tiếp bốc ra dễ gây nổ vô cùng nguy hiểm.
- Bảng điều khiến nên lắp ngoài phòng. Máy xông khô đấu với nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha tùy vào công suất máy.
Trong quá trình lắp đặt bạn cần hết sức cẩn thận, mang quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn. Chú ý nguồn điện, tốt nhất nên có sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn, kinh nghiệm.
Bước 5: Kiểm tra, vận hành máy
Cuối cùng, sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, bạn cần tiến hành vệ sinh không gian phòng và bắt đầu kiểm tra, vận hành phòng. Trong đó có 4 bước cực kỳ quan trọng bạn cần làm gồm:
- Kiểm tra nguồn điện có đủ công suất cho máy hoạt động, nguồn điện kết nối an toàn không, dây điện có rò rỉ, có gần các vị trí dễ xảy ra sự cố hay không..
- Cho đá sauna vào thùng máy, bật nguồn để kiểm tra máy vận hành tốt không bằng bảng điều khiển.
- Kiểm tra bảng điều khiển từ thời gian sử dụng, chế độ hoạt động đến nhiệt độ máy là bao nhiêu
- Sau khi xong xuôi, bạn và người thân có thể trải nghiệm phòng để cảm nhận rõ hiệu quả. Trong quá trình xông, cần để ý xem hơi có thất thoát ra bên ngoài. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bạn tối ưu hiệu quả xông cũng như tránh hao hụt điện năng khi sử dụng lâu dài.
Lưu ý, bạn cần nắm được cách vận hành phòng trước khi dùng. Vì phòng có nhiệt lên đến 70 độ, do đó nếu bạn đang có sức khỏe không tốt, đang ốm hoặc mới ốm dậy nên nhờ người khác trải nghiệm. Ngoài ra nếu bạn đang say rượu hay có vấn đề về tim mạch, có thai cũng cần hạn chế.
Như vậy, ở trên Vũ Minh Phát đã hướng dẫn bạn 5 bước làm phòng xông hơi khô tại nhà cơ bản nhất. Mặc dù việc lắp đặt không quá khó, tuy nhiên lại đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm. Vậy nên, lời khuyên tốt nhất chúng tôi dành cho bạn là nên nhờ sự trợ giúp của đơn vị thi công để đảm bảo an toàn cao nhất cho bản thân và gia đình.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 723 289
>>>Tham khảo : Dịch vụ thiết kế lắp đặt phòng xông hơi tại nhà trọn gói, giá rẻ