3 bài thuốc xông hơi dân gian giúp giải cảm hiệu quả tại nhà

Từ xưa xưa, mỗi lần ốm, cảm cúm hay người nhức mỏi, ông bà ta thường nấu nồi nước với nhiều loại lá khác nhau để xông hơi. Sau khi xông cơ thể khoan khoái, tinh thần thư thái, hỗ trợ giải cảm hiệu quả.

Dưới đây là một vài bài thuốc xông lá dân gian giúp giải cảm hiệu quả. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mình và gia đình, nhất là giai đoạn chuyển giao mùa như hiện nay.

3 bài thuốc xông hơi dân gian giúp giải cảm hiệu quả tại nhà

Vì sao xông hơi giúp giải cảm hiệu quả?

Xông lá là phương pháp có từ xa xưa, được ông bà ta sử dụng để giải cảm, hồi phục sức khỏe. Đến nay đây vẫn là cách được nhiều gia đình áp dụng mỗi khi cảm cúm hoặc thấy người mệt mỏi. 

Vốn dĩ xông hơi giúp giải cảm là vì khi xông, hơi nước nóng sẽ làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài. Từ đó hỗ trợ trị cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. 

Việc sử dụng các loại lá vì tinh dầu từ chúng sẽ giúp hỗ trợ trị các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khó thở… Trong Đông Y mỗi loại cây cỏ, thảo dược đều có chứa các thành phần mang công dụng khác nhau. 

Dưới đây là một vài loại lá xông với các công dụng giải cảm điển hình được sử dụng nhiều trong dân gian, bạn có thể tham khảo.

  • Lá tre: Có tác dụng giải nhiệt, tăng đổ mồ hôi giúp sát khuẩn, giảm cảm sốt, hỗ trợ thanh tâm, tiêu đờm
  • Sả: Có tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, sát khuẩn, hạ khí
  • Ngải cứu: Có tác dụng điều hoà khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ trị cảm lạnh, thông kinh lạc, giảm đau nhức xương khớp, bụng kinh
  • Hương nhu tía: Có tác dụng giải cảm lạnh, đi mưa nhiễm lạnh
  • Lá bưởi: Trị nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi 
  • Tía tô: Hỗ trợ giải cảm, hạ sốt, trị hen suyễn
  • Bạc hà: Trị cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi
  • Cúc tần: Trị cảm sốt, ho, tiêu đờm, tiêu độc, bụng trướng
  • Kinh giới: Có tác dụng giải cảm hàn, ôn ấm dạ dày, giải tỏa căng thẳng

Gợi ý 3 bài thuốc xông lá dân gian giúp giải cảm nhanh chóng, hiệu quả

Nếu biết cách kết hợp các loại lá xông với nhau sẽ giúp cơ thể nhanh chóng giải cảm, cải thiện sức khỏe hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý về bài thuốc xông lá dân gian giúp giải cảm, bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc xông giải cảm thường

Nguyên liệu: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50.

Rửa sạch tất cả, cho vào nồi nước, đậy kín vung, đun sôi trong 5-10 phút. Tắt bếp tiến hành xông, chú ý mở vung từ từ, tránh bị bỏng. Sau xông dùng khăn lau khô người, rồi uống một bát nước hoặc nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Bài thuốc xông chữa cảm cúm, cảm mạo, giảm đau

Nguyên liệu: Lá tre khoảng 40-50g; kinh giới 40-50g (nếu là hoa thì dùng 10-15g); hoắc hương, tía tô, lá chanh, lá long não, cây cứt lợn mỗi loại 30-40g, tỏi 2-3 củ, địa liền tươi 20-30g, lá xả (hoặc cả cây). Cho dược liệu vào nồi, đổ nước, đun sôi kỹ đến khi có mùi thơm.

Sau đó chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 – 10 phút là được. Đừng quên lau khô người cũng như uống nước sau xông.

Bài thuốc xông chữa cảm cúm, cảm mạo, giảm đau
Bài thuốc xông hơi chữa cảm cúm, cảm mạo, giảm đau hiệu quả

Bài thuốc xông lá giải cảm lạnh, đi mưa nhiễm lạnh

Nguyên liệu: Hương nhu tía, lá hoặc vỏ bưởi, lá sả, ngải cứu, lá khuynh diệp (hoặc lá chè đồng, cây chổi xuể), lá tre, cành lá thanh táo, tía tô, lá gừng, húng chanh, mỗi vị 15g (các vị thuốc trên đều tươi). 

Đem tất cả rửa sạch, đặt vào nồi 5-6 lít nước sạch. Đun sôi đều 5 phút thì hạ lửa, dùng lá chuối tươi hoặc miếng vải mỏng bịt kín miệng nồi, đậy vung đun thêm cho sôi trở lại chừng 1 phút (để tích hơi nước). Sau đó tiến hành xông như bình thường.

Lưu ý cần chú ý khi xông hơi:

  • Đối tượng không nên xông hơi gồm: Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người bị huyết áp cao, bệnh lý nặng về da, bệnh về tim mạch, tâm thần, người bị tiêu chảy mất nước, ra nhiều mồ hôi…
  • Khi xông nên mở nồi he hé, từ từ, tránh bị bỏng
  • Sau khi xông tuyệt đối không tắm ngay
  • Sau xông nên uống nước ấm, tránh uống nước lạnh
  • Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, chóng, bủn rủn tay chân thì cần ngừng ngay
  • Không lạm dụng xông nhiều, mỗi lần xông chỉ nên xông 1-2 lần, mỗi lần chỉ nên từ 15-20 phút

Phòng xông hơi – Liệu pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi cho cả gia đình

Cũng là sử dụng cơ chế nhiệt, tuy nhiên phòng xông hơi là thiết kế sáng tạo hơn hẳn, nhằm nâng cao hiệu quả xông hơi, vừa tiện lợi vừa mang đến nhiều lợi ích hơn so với phương pháp xông hơi lá dân gian. Thay vì phải đun nước sôi bạn chỉ cần chuẩn bị 1 hộp dược liệu để đựng lá thuốc tại đầu ra hơi.

Phòng xông hơi ướt – Liệu pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi cho cả gia đình

Các công dụng chính của phòng xông hơi:

  • Cải thiện lưu thông máu
  • Đào thải độc tố cơ thể, làm sạch đường thở
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm tắc nghẽn xoang, phổi
  • Giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi
  • Làm linh hoạt các khớp, giảm đau nhức
  • Hồi phục sức khoẻ sau tập luyện
  • Tăng cường sức khỏe làn da, trị các bệnh da liễu
  • Đốt calo, hỗ trợ giảm mỡ thừa

Hiện nay, phòng xông hơi đã và đang được sử dụng phổ biến ở quốc gia, trở thành liệu pháp chăm sóc sức khỏe ở hầu hết các spa, phòng gym với nhiều mô hình khác nhau như xông hơi khô, xông hơi ướt, xông hơi tia hồng ngoại… 

Không chỉ vậy, ngày nay ngày càng nhiều hộ gia đình lựa chọn lắp đặt phòng xông hơi ngay tại nhà khi có thể tận dụng nhà tăm làm phòng xông để tiện sử dụng, tiện chăm sóc sức khỏe cho các thành viên từ nhỏ đến lớn trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay